Cụ thể, bắt đầu với chỉ số số phát triển thương mại toàn cầu (Global Retail Development Index - GRDI) đạt 76 điểm năm 2004, Việt Nam xếp thứ 7; vị trí khiêm tốn nhất năm 2005 cũng là thứ 8; năm 2006 tăng tới 5 bậc để vươn lên vị trí thứ ba; năm 2007 xếp thứ tư và năm 2008 lên đến tột đỉnh vinh quang ở “ngôi Hậu” với 88 điểm, nhưng ngay trong năm 2009 chỉ còn 55 điểm và chỉ được xếp thứ sáu và với 50,2 điểm và vị trí thứ 14 hiện nay chính là mức “đáy”.
Thử nhìn vào các tiêu chí mà tổ chức này dùng làm căn cứ để xếp hạng 30 thị trường bán lẻ mới nổi có sức hấp dẫn nhất trong tổng số 185 quốc gia.
Với 50,2 điểm, độ bão hòa, tức là mức độ “no hàng” của thị trường bán lẻ của nước ta chỉ đứng ở vị trí thứ 15 trong tổng số 30 thị trường. Điều này có nghĩa là, với quy mô của một thị trường tiêu dùng trên 86 triệu dân, hãy còn những “khoảng trống” để các nhà kinh doanh có thể tổ chức khai thác.
Nghĩa là, tuy tiềm năng khai thác của thị trường bán lẻ nước ta vẫn còn rất lớn, nhưng đó chỉ mới là “điều kiện cần”, chứ chưa phải là “điều kiện đủ” để hấp dẫn các nhà kinh doanh.
Do vậy, nguyên nhân quan trọng nhất bị “rớt đài” quá sâu như vậy chính là độ hấp dẫn (market attractiveness) của thị trường bán lẻ nước ta đã bị suy giảm hết sức trầm trọng. Có hai căn cứ chủ yếu sau đây để khẳng định điều này.
Trước hết, chỉ với 12,3 điểm (100 điểm là có sức hấp dẫn cao và 0 điểm là sức hấp dẫn kém), thị trường bán lẻ của chúng ta bị “đội sổ” trong bảng xếp hạng 30 thị trường bán lẻ ở tiêu chí này. Điểm số này cũng chính là mức “đáy” trong suốt 7 năm qua, bởi số điểm cao nhất chúng ta đạt được ở tiêu chí này trong hai năm 2007 và 2008 là 34 điểm; năm 2004 đạt 29 điểm; hai năm 2005 và 2006 cùng đạt 24 điểm; còn năm 2009 vừa qua chỉ còn 16 điểm.
Những điều nói trên có nghĩa là, thị trường bán lẻ nước ta tuy chưa bao giờ được đánh giá cao ở tiêu chí này, nhưng sức hấp dẫn giảm sút quá nghiêm trọng trong năm 2009 và “chạm đáy” trong năm nay chính là “thủ phạm chính”.
Bên cạnh đó, hai yếu tố áp lực thời gian; và rủi ro quốc gia, rủi ro kinh doanh cũng cùng góp phần rất quan trọng trong việc tụt dốc này.
Với 49,4 điểm ở tiêu chí rủi ro quốc gia và rủi ro kinh doanh được lượng hoá qua một loạt các yếu tố như rủi ro chính trị, cải cách kinh tế, chỉ số nợ, chi phí kinh doanh, tình hình vi phạm pháp luật trong kinh doanh, tình hình vỡ nợ..., thị trường bán lẻ của nước ta tuy mất điểm khá nhiều so với hai năm 2004 và 2005 (52 và 54 điểm), đặc biệt là so với hai năm 2007 và 2008 (cùng đạt 54 điểm), nhưng vẫn cao hơn nhiều so với năm 2006 (43 điểm) và càng cao hơn so với mức “đáy” chỉ với 34 điểm trong năm 2009 vừa qua.
Nói tóm lại, tuy không đến nỗi quá bi quan, nhưng do sự “cộng hưởng” của một loạt yếu tố dẫn đến sự tụt hạng rất nghiêm trọng của thị trường nước ta trong “làng bán lẻ toàn cầu” dưới con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài.
Công ty cổ phần công nghệ ATO
là đơn vị hàng đầu cung cấp giải pháp công nghệ tích hợp với thiết bị mã số mã vạch chuyên nghiệp nhất
Xem thêm: phần mềm quản lý bán hàng, phan mem quan ly ban hang, phần mềm quản lý nhà hàng, phan mem quan ly nha hang, phần mềm bán hàng, phan mem ban hang, phần mềm nhà hàng, máy in hóa đơn, máy in mã vạch, phần mềm quản lý kho,