Phần mềm quản lý bán hàng| Phần mềm quản lý nhà hàng| Máy in

Số hỗ trợ kỹ thuật 24/24: 0944.772.111 | Số khiếu nại dịch vụ: 0944.773.111
ATO

Tin công nghệ

Trang chủ    Tin tức - Sự kiện    Tin công nghệ

Công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID)
Nhằm giúp bạn đọc nắm được các kiến thức cơ bản  về RFID và các ứng dụng của nó trong cuộc sống. Ban biên tập website ATO đã tìm hiểu và sưu tầm bài viết liên quan đến RFID để các bạn có cơ hội tìm hiểu về công nghệ này. Sau đây là một vài đặc điểm và tính năng ứng dụng của RFID..

1.   RFID Tags

 

1.1.   Dung lượng thông tin RFID Tag có thể lưu trữ là bao nhiêu ?

 

Dung lượng thông tin RFID Tag có thể lưu trữ được phụ thuộc nhà cung cấp và loại ứng dụng, thông thường nó có thể mang lượng thông tin không lớn hơn 2 Kb - đủ để lưu trữ dữ liệu về món đồ đang nằm trong diện cần quản lý.  Các công ty đang nỗ lực tìm kiếm sử dụng các miếng Tag đơn giản 96 bit các số thứ tự riêng, các vi chip đơn giản này chế tạo dễ và rẻ đồng thời tiện dụng hơn cho các ứng dụng ở nơi các món hàng cần phải đóng gói.


 

1.2.   Sự khác biệt giữa các RFID Tags chỉ đọc và độc – ghi là gì ?

 

Các vi chip trong các RFID Tags có thể đọc – ghi, chỉ đọc hoặc ghi một lần - đọc nhiều lần (Write Once, Read many - WORM).  Với các vi chip đọc – ghi ta sẽ dễ dàng thêm thông tin vào RFID Tag hoặc ghi đè lên các thông tin hiện thời khi Tag nằm trong dải đọc. Các RFID Tag ghi - đọc thường có các số thứ tự riêng không thể ghi đè lên.  Các khối dữ liệu thêm vào có thể sử dụng để lưu trữ thông tin về các món đồ bị chạm đến và thông thường chúng được khoá để loại trừ ghi đè lên dữ liệu. Các vi chip chỉ đọc có thông tin lưu trữ trên đó trong quá trình chế tạo ra nó và thông tin trên các chip loại này không bao giờ thay đổi.  Các WORM Tags có thể có số thứ tự riêng được ghi trên nó một lần và thông tin đó không ghi đè lên được.


 

1.3.   Sự khác biệt giữa các RFID Tag thụ động và tích cực là gì ?

 

Các RFID Tags có bộ phát và nguồn công suất riêng (thường là accu), nguồn công suất này dùng để nuôi mạch vi chip để phát ra tín hiệu về phía bộ đọc (giống như các máy điện thoại di động cầm tay phát tín hiệu về phía các trạm thu phát).  Các Tags thụ động không có nguồn accu riêng mà lấy năng lượng từ bộ đọc (bộ đọc phát ra sóng điện từ tạo nên dòng điện trong anten của các RFID Tag.  Các bộ RFID Tags bán thụ động sử dụng accu nuôi mạch vi chip nhưng chúng liên lạc bằng cách lấy năng lượng từ bộ đọc. Các RFID Tags tích cực và bán thụ động rất tiện lợi cho đeo bám các món đồ có giá trị cao, các món đồ này cần được liên tục quét bám trong một khoảng cách dài như các toa xe đường sắt, nhưng chi phí của chúng cao hơn các RFID Tags thụ động rất nhiều như vậy không nên dùng để đeo bám các món đồ giá rẻ.  Có rất nhiều công ty đang nghiên cứu phát triển công nghệ để đưa ra các RFID Tags có giá rẻ hơn rất nhiều lần hiện nay.  Người dùng rất quan tâm tìm kiếm các RFID Tags làm việc ở dải tần UHF có giá khoảng 40 cents nếu mua số lượng nhiều hàng triệu cái, khoảng cách đọc được dưới 6,6 m, loại có dải đọc trên 33 m có giá thấp hơn và chúng rất tiện lợi cho các món đồ cần đóng gói.


 

1.4.   Khoảng đọc được của RFID Tag tới hạn là bao nhiêu ?

 

Thông thường không có khái niệm cho RFID Tag tới hạn, khoảng đọc của các RFID Tag thu động phụ thuộc rất nhiều tham số như :  tần số làm việc, công suất bộ đọc, can nhiễu từ các thiết bị vô tuyến khác, . . . Thông thường các Tags làm việc ở tần số thấp đọc được trong khoảng cách 0,33 m hợac ngắn hơn thế.  các Tags làm việc ở tần số cao đọc được từ khoảng cách 1 m và các Tags ở dải tần UHF đọc được từ 3,3 m đến 6,6 m.   Ở những nơi cần đọc ở khoảng cách dài hơn ví dụ như phải đeo bám các toa xe lửa cần sử dụng các Tags tích cực có nguồn accu riêng, khoảng cách đọc có thể đến 100 m hoặc xa hơn thế nữa.  


 

1.5.    Xung đột RFID Tag là gì ?

 

Xung đột RFID Tag xảy ra khi có nhiều bộ phát đáp phản xạ tín hiệu tại một thời điểm làm bộ đọc từ chối đọc.  Các nhà cung cấp đã phát triển nhiều hệ thống khác nhau có các Tags chỉ đáp ứng bộ từng cái một tại một thời điểm, trong đó sử dụng  algorithms chỉ chú ý đến từng Tag một.  Vì mỗi Tag có thể được đọc trong mili sec do đó tạo ra cảm giác các Tags được đọc cùng một lúc.


 

1.6.    Thu hoạch năng lượng là gì ?

 

Phần lớn các RFID Tags thụ động dễ dàng phản xạ lại sóng vô tuyến từ bộ đọc; thu hoạch năng lượng là kỹ thuật trong đó năng lượng từ bộ đọc được Tag thu gom lại, lưu trữ tạm thời và phát lại ở tần số khác.   Phương pháp này có thể nâng cao hiệu suất của các RFID Tags thụ động một cách tuyệt vời.


 

1.7.   Loại RFID Tag phi chip là gì ?

 

RFID Tag phi chip là thuật ngữ chỉ các hệ thống nhận dạng sử dụng năng lượng tần số vô tuyến để trao đổi dữ liệu nhưng không lưu trữ số thứ tự riêng trên vi chip silicon trong bộ phát đáp. Một số RFID Tags phi chip sử dụng chất dẻo hoặc tổ hợp polymer thay cho các vi chip bằng silicon.  Các RFID Tags không dùng chip khác sử dụng các vật liệu phản xạ lại một phần sóng vô tuyến chụm trên chúng.  Máy tính lấy các chùm tia chụm lại ấy và sử dụng chúng như dấu vân tay để nhận dạng dối tượng cùng với Tag.  Các công ty đang thực nghiệm phủ cứng các sợi phản xạ quang trên giấy để chống copy tài liệu. Các Tags phi chip loại sợi quang cứng chỉ có thể đọc được từng cái một tại một thời điểm và.


 

1.8.    Có phải RFID không tác dụng xung quanh kim loại và nước ? 

 

Không phải thế, sóng vô tuyến truyền qua kim loại và nó bị nước hấp thu năng lượng ở dải tần UHF;  Vì thế nó được dùng để đeo bám các hàng hoá có kim loại hoặc các vấn đề liên quan đến hàng hoá chứa nhiều nước, song các hệ thống được thiết kế tốt có thể loại trừ các vấn đề này.  Các RFID Tags tần số thấp và cao làm việc tốt hơn đối với các hàng hoá có kim loại và nước.  Trên thực tế có các ứng dụng trong đó các RFID Tags làm việc ở tần số thấp được gắn chắc trong hàng hoá để đeo bám chúng.


 

1.9.   Hiện ai là nhà cung cấp RFID Tags ?

 

Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp RFID khác nhau với các lĩnh vực ứng dụng khác nhau, một số sản xuất các Tags tích cực, một số sản xuất các Tags thụ động, một số chỉ tập trung vào RFID Tags làm việc trên dải tần UHF.  Các nhà cung cấp khác thì bán các hệ thống RFID làm việc trên các dải tần thấp, cao, UHF. Có thể vào xem cơ sở dữ liệu phong phú này trên địa chỉ www.rfidjournal.com.


 

2.    Các bộ đọc RFID (RFID Readers)

 

2.1.   Bộ đọc nhanh là gì ?

 

Bộ đọc nhanh là bộ có thể đọc các Tags làm việc ở các tần số khác nhau hoặc sử dụng phương thức truyền thông giữa các Tags và các bộ đọc.


 

2.2.   Các bộ đọc thông minh và câm là gì ?

 

Thực ra các thuật ngữ này không chính xác tinh tế nhưng được nhiều người quen dùng Bộ đọc thông minh (Intelligent reader) để chỉ một bộ đọc không chỉ có khả năng kích hoạt chạy nhiều thủ tục khác nhau, mà còn lọc dữ liệu và chạy nhiều ứng dụng.  Bộ đọc câm (dumb) thì ngược lại, đó là bộ phận đơn giản chỉ có thể đọc được một loại Tag sử dụng một tần số và một thủ tục, năng lực tính toán rất thấp, không thể lọc các lần đọc, không lưu trữ được dữ liệu về Tag, . . .  


 

2.3.   Xung đột bộ đọc là gì ?

 

Một vấn đề gặp phải với RFID là tín hiệu từ một bộ đọc có thể can nhiễu với tín hiệu từ bộ đọc khác ở nơi vùng phủ sóng chồng lấn lên nhau gọi là "Xung đột bộ đọc" (Reader Collision).  Một cách để giải quyết vấn đề là sử dụng công nghệ "Đa truy nhập phân chia theo thời gian" (Time Division Multiple Access - TDMA).  Hiểu một cách đơn giản đó là cách cấu trúc bộ đọc để đọc tại các thời điểm khác nhau chứ không để hai bộ đọc cùng tìm cách đọc Tag tại một thời điểm, nó đảm bảo cho các bộ đọc không can nhiễu lẫn nhau.  Nhưng sẽ dẫn đến tình huống bất cứ RFID Tag nào ở trong vùng hai bộ đọc phủ sóng chồng lấn lên nhau sẽ bị đọc hai lần, như vậy các hệ thống phải được thiết lập sao cho nếu một bộ đọc đọc Tag thì bộ kia không đọc.


 

2.4.    Mốt bộ đọc dày đặc (dense reader) là gì ?

 

Đó là một mốt hoạt động nhằm giảm thiểu can nhiễu giữa cac bộ đọc với nhau khi nhiều bộ đọc được sử dụng gần nhau.  Bước nhảy các bộ đọc giữa các kênh trong dải tần hiện tại ví dụ ở Hoa Kỳ chúng có thể nhảy trong khoảng 902 MHz và 928 MHz  và có thể yêu cầu nghe tín hiệu trước khi sử dụng kênh, nếu chúng nghe thấy bộ đọc khác sử dụng krênh đó thì chúng sang kênh khác để tránh can nhiễu cho bộ đọc đang liên lạc trên kênh đó.


 

2.5.   Có thể nâng cấp các bộ đọc loại 1 và loại 0 để đọc các Tag Gen 2 được không ?

 

Trong hầu hết các trường hợp, các bộ đọc đọc các Tags loại 1 và loại 0, có thể nâng cấp để đọc các EPC thế hệ 2 (Electronic Product Code Gen 2) bằng cách đổi phần cứng bộ đọc.  Mặt khác EPC toàn cầu có kế hoạch xác định các mức khác nhau của các bộ đọc thế hệ 2.  Tại mức thấp nhất, các bộ đọc được chứng nhận làm việc trong khoảng bán kính 1 km mà không có các bộ đọc khác.  Ở mức tiếp theo sẽ được chứng nhận cho các bộ đọc có năng lực triển khai với nhiều bộ đọc khác trong khoảng bán kính 1km,  Mức cao nhất chứng nhận cho 50 bộ đọc hoặc nhiều hơn thế làm việc trong vòng bán kính 1 km.  Các bộ đọc có thể cần được nâng cấp phần cũng như nâng cấp phần mềm để đạt được chứng nhận ở cấp cao nhất.


 

2.6.   Ai là người dẫn đầu trong các nhà cung cấp bộ địc RFID ?


 

Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp (General Dynamics Land Systems, Symbol technology, Pacific Cycle, . . . .) các bộ đọc RFID (chúng có thể là các bộ đọc RFID thông minh, bộ đọc câm, bộ đọc làm việc ở dải tần thấp, cao và UHF, nhưng một thống kê chính thức thì chưa có, bạn có thể tham khảo trên Báo RFID tại địa chỉ www.rfidjournal.com để biết các nhà cung cấp hệ thống RFID chuyên nghiệp trên toàn cầu.

Xem thêm: phần mềm quản lý bán hàngphan mem quan ly ban hangphần mềm quản lý nhà hàngphan mem quan ly nha hangphần mềm bán hàngphan mem ban hangphần mềm nhà hàngmáy in hóa đơnmáy in mã vạchphần mềm quản lý kho,

Sưu tầm
    Bookmark and Share
Hỗ trợ

Tp.Hà Nội         024 7300 6077
Tp.Hồ Chí Minh   028 7300 6077 
Tư vấn phần mềm

Tư vấn thiết bị

Mr. Huỳnh - ext: 101
0942 85 80 88
Ms Hương Giang- ext: 203
0928 58 88 18
Tư vấn thiết bị

Tư vấn phần mềm

Mr. Chuyên - ext: 802
0928 58 08 08
Ms Ngọc Hòa- ext: 801
0928 58 58 08