1. Việt Nam lọt vào danh sách Top 30 điểm đến về gia công phần mềm thế giới
Trong đó, Tp.HCM xếp thứ 4 trong danh sách Top 50 thành phố mới nổi hấp dẫn nhất về gia công phần mềm quốc tế. Đây là kết quả khảo sát do công ty tư vấn quốc tế Global Services công bố.
2. Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung thông tin số Việt Nam chính thức ra mắt
Ý tưởng về thành lập Viện đã hình thành từ năm 2005 nhằm mục tiêu hỗ trợ cho các doanh nghiệp và ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam. Năm 2007, Thủ tướng đã chính thức ký quyết định thành lập và tháng 10/2007, Viện đã chính thức ra mắt, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Khai mở hợp tác phần mềm với thị trường Bắc Âu và châu Âu
Năm 2008 đánh dấu những bước tiến đầu tiên cho định hướng mới của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam là thâm nhập thị trường châu Âu, mà trước đây, đối tác của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam chủ yếu là ở thị trường Nhật Bản và Bắc Mỹ.
Khởi đầu là việc Chính phủ Đan Mạch tài trợ cho VINASA dự án nâng cao năng lực hoạt động trong 3 năm 2008 – 2011, tiếp sau là đoàn doanh nghiệp phần mềm tham dự CeBIT - triển lãm công nghệ thông tin lớn nhất thế giới tại Đức - và giành được nhiều hợp đồng.
Đến tháng 11/2008, Đại sứ quán Phần Lan và VINASA phối hợp tổ chức đoàn doanh nghiệp phần mềm sang Phần Lan, hứa hẹn những cơ hội hợp tác mới với thị trường Bắc Âu.
4. Khởi công công viên phần mềm lớn nhất ASEAN tại Thủ Thiêm, Tp.HCM
Mặc dù Việt Nam công bố mục tiêu ưu tiên xây dựng ngành công nghiệp phần mềm thành ngành kinh tế mũi nhọn quốc gia, nhưng cho đến nay việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp phần mềm không tương xứng với mục tiêu đề ra.
Cả nước duy nhất chỉ có công viên phần mềm Quang Trung là hoạt động khá nhộn nhịp, do vậy công viên phần mềm Thủ Thiêm được kỳ vọng sẽ tạo ra bước đột phá về qui mô, năng lực và hình ảnh cho ngành phần mềm Việt Nam.
5. Mục tiêu đào tạo 1 triệu kỹ sư công nghệ thông tin được Chính phủ ghi nhận và công bố
Tại lễ trao giải thưởng Sao Khuê tháng 4/2008, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tuyên bố cần đẩy mạnh đào tạo nhân lực công nghệ thông tin (công nghệ thông tin), hướng đến mục tiêu đạt được 1 triệu kỹ sư công nghệ thông tin vào khoảng thời gian 2015 - 2020, đưa Việt Nam trở thành trung tâm đào tạo và cung cấp nhân lực công nghệ thông tin quốc tế.
6. Công ty Harvey Nash Việt Nam thắng thầu quốc tế hợp đồng 54 triệu Euro với Alcatel - Lucent (Đức)
Sau sự kiện Công ty Phần mềm FPT thắng thầu quốc tế tại Malaysia trong năm 2007 với hợp đồng gần 10 triệu USD với Petronas, tháng 10/2008 ngành phần mềm Việt Nam lại ghi điểm trên thị trường quốc tế bằng hợp đồng kỷ lục 54 triệu EUR do Harvey Nash Vietnam giành được tại Đức với tập đoàn Alcatel - Lucent.
Chiến thắng này khẳng định cụ thể về sự năng lực và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng cao trong ngành công nghệ thông tin thế giới và có ý nghĩa quan trọng khi hợp đồng giành được đúng vào giai đoạn kinh tế thế giới bước vào suy thoái.
7. Tạp chí Nhịp Sống Số chính thức xuất bản
Sau khi vượt qua mốc doanh thu 500 triệu USD năm 2007, ngành phần mềm chính thức trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đất nước và có tiềm năng phát triển nhanh. Tạp chí Nhịp Sống Số được cấp giấy phép và xuất bản số đầu tiên vào tháng 2/2008, đánh dấu vị thế và bước tiến mới của ngành phần mềm non trẻ khi đã có cơ quan báo chí và diễn đàn ngôn luận riêng.
Nhịp Sống Số hiện phát hành mỗi tháng 2 kỳ, với các thông tin về các ứng dụng phần mềm và thiết bị số trong công việc và cuộc sống.
8. Giải thưởng Sao Khuê 2008 không có xếp hạng 5 sao cho phần mềm Việt Nam
Năm 2008 kỷ niệm 5 năm tổ chức giải thưởng Sao Khuê, nhưng đây cũng là năm đầu tiên hội đồng giải thưởng không chọn được sản phẩm phần mềm nào của Việt Nam để xếp hạng 5 sao (thứ hạng cao nhất với những tiêu chuẩn của giải).
Sự kiện này cho thấy sự thiếu đầu tư cho công tác nghiên cứu, phát triển cũng như cho chất lượng đào tạo nhân lực ngành công nghệ thông tin đối với các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp Việt Nam.
9. Tỷ lệ vi phạm bản quyền tại Việt Nam được công bố giảm còn 85%
Đây là kết quả khảo sát được công bố hàng năm của Liên minh phần mềm thương mại quốc tế (BSA) và IDC, theo đó Việt Nam đã giảm xếp hạng vi phạm bản quyền từ vị trí số 1 thế giới với tỷ lệ 97% vào năm 2000 xuống vị trí số 10 vào năm 2007 với tỷ lệ 85%.
Như vậy, Việt Nam đã sẵn sàng để năm 2008 ra khỏi danh sách 10 nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất thế giới. Việc giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm là bước tiến quan trọng để ngành phần mềm cũng như nền kinh tế nước ta hội nhập với thế giới.
10. Việt Nam được bầu vào vị trí Phó chủ tịch Tổ chức Công nghiệp điện toán châu Á - châu Đại Dương (ASOCIO)
Ngày 8/12/2008, tại Đại hội ASOCIO tổ chức tại Hồng Kông, ASOCIO đã bầu đại diện VINASA, ông Trương Gia Bình, vào vị trí Phó chủ tịch ASOCIO.
Đây là lần đầu tiên đại diện Việt Nam được bầu vào một vị trí cao trong một tổ chức công nghệ thông tin quốc tế quan trọng.
(* Năm 2008, doanh thu của ngành phần mềm Việt Nam ước đạt trên 600 triệu USD, tăng hơn 20% so với năm 2007. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng đã giảm gần một nửa so với mục tiêu ban đầu mà ngành này đặt ra là 35%.
Đây là một trong những năm có tốc độ tăng trưởng giảm mạnh nhất những năm gần đây so với mục tiêu đặt ra, do rất nhiều đơn hàng những tháng cuối năm bị đối tác cắt giảm.)
Xem thêm: phần mềm quản lý bán hàng, phan mem quan ly ban hang, phần mềm quản lý nhà hàng, phan mem quan ly nha hang, phần mềm bán hàng, phan mem ban hang, phần mềm nhà hàng, máy in hóa đơn, máy in mã vạch, phần mềm quản lý kho,